Lịch sử Viện_Đại_học_Sài_Gòn

Số liệu sinh viên theo học Viện Đại học Sài Gòn[1]
Niên họcSố sinh viên
1957-584.315
1958-596.288
1959-608.400
1960-6111.143
1961-6212.616
1962-6314.761
1963-6417.054
1964-6519.032
1965-6622.619
1966-6726.557
1967-6826.730
1968-6930.583
1969-7034.746
197364.000[2]

Tiền thân của Viện Đại học Sài Gòn là Viện Đại học Đông Dương (tiếng Pháp: Université Indochinoise) do chính quyền thuộc địa Pháp thành lập ở Hà Nội vào năm 1906. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Viện Đại học Đông Dương được đổi tên thành Viện Đại học Hà Nội (tiếng Pháp: Université de Hà Nội), đứng đầu là một viện trưởng người Pháp.

Do yêu cầu của người dân miền Nam, Viện Đại học Hà Nội mở một chi nhánh ở Sài Gòn, đặt dưới quyền một phó viện trưởng người Việt. Sau năm 1954, chi nhánh này (cùng với một phần di chuyển từ Hà Nội vào) trở thành Viện Đại học Quốc gia Việt Nam dưới chính thể Quốc gia Việt Nam. Đối với sinh viên đại học Hà Nội, Bộ Tư lệnh Pháp dành 12 chuyến bay trong hai ngày 12 và 13 Tháng Tám đưa khoảng 1200 sinh viên miền Bắc vào Nam.[3] Ước tính chỉ khoảng 1/3 ở lại còn 2/3 chọn di cư vào Nam.[4]

Vào năm 1957, thời Đệ nhất Cộng hòa, Viện Đại học Quốc gia Việt Nam trở thành Viện Đại học Sài Gòn khi có thêm Viện Đại học Huế. Văn phòng Viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn đặt ở số 3 Công trường Chiến Sĩ.[5]

Viện Đại học Sài Gòn lúc bấy giờ có tám phân khoa:[2]

  1. Văn khoa
  2. Luật khoa
  3. Y khoa
  4. Dược khoa
  5. Nha khoa
  6. Khoa học
  7. Sư phạm
  8. Cao đẳng kiến trúc.

Viện đại học này có hai ký túc xá: Đại học xá Minh Mạng (tại Ngã sáu Chợ Lớn) cho nam sinh viên và Đại học xá Trần Quý Cáp (Quận 1) cho nữ sinh viên.[6][7]

Về mặt tổ chức, Viện Đại học Sài Gòn duy trì đường lối phi chính trị của các đại học Tây phương. Các khoa trưởng của các trường phân khoa không do Bộ Quốc gia Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của Hội đồng Khoa bầu lên.[8]

Vào thời điểm năm 1961, Trường Đại học Khoa học có 2.135 sinh viên theo học; Trường Đại học Y khoa có 1.490 sinh viên.[9] Các phân khoa kia là Luật khoa, Văn khoa, Dược khoa, Sư phạm, và Kiến trúc. Tính tất cả các phân khoa thì Viện Đại học Sài Gòn niên khóa 1963 có 14.854 sinh viên ghi danh,[10] và đến năm 1973 thì đạt 64.000.[2]

Vào năm 1975 khi chính thể Việt Nam Cộng hòa chấm dứt thì chính quyền mới chủ trương phân tán các trường đại học (phân khoa đại học) theo khuôn mẫu giáo dục Liên Xô và giải tán Viện Đại học Sài Gòn.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Viện_Đại_học_Sài_Gòn http://www.erct.com/2-ThoVan/3-Unna/Giao_duc_VN.ht... http://daihoc.tripod.com/199807-tiengiang.html http://www.twu.edu/teacher-education/dam.asp http://ttntt.free.fr/archive/New/VanluuPham.html http://www.thta.net/BaiVo/BaiVo_HeThongGiaoDucVNCH... http://www.viet-studies.net/ThomasReich_HigherEduc... http://www.dunglac.org/upload/article/f__118699567... http://namkyluctinh.org/a-xhdsong/nguyenhuuphuoc-l... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Survey-of-t... http://unesdoc.unesco.org/images/0014/001426/14261...